Giãn dây chằng đầu gối là những trường hợp thường gặp ở những người hay chơi thể thao, hoạt động quá sức, va chạm mạnh, tai nạn… Những biểu hiện này sẽ gây ra các cơn đau nhức, gây cản trở trong quá trình hoạt động, nó mang đến cho người bệnh có những biến chứng gây khó khăn trong đời sống sinh hoạt nếu không nhận biết các triệu chứng giãn dây chằng đầu gối và có cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng kịp thời sẽ gây khó khăn cho cuộc sống sinh hoạt về lâu về dài. Sau đây là một số thông tin bổ ích giúp người bệnh nhận biết được triệu chứng giãn dây chằng đầu gối.
Giãn dây chằng đầu gối gây ra cảm giác đau đớn khó khăn trong mọin sinh hoạt
Khái niệm giãn dây chằng đầu gối
Bộ phận đầu gối của con người bao gồm những cấu trúc như: Dây chằng cheo trước, dây chằng chéo sau, dây chằng bên, sụn chêm, xương đùi, dây chằng sụn chêm, xương bánh chè và cuối cùng là xương chày. Con người dễ bị chấn thương do các tình trạng hoạt động thể thao không đúng cách, tai nạn không đáng có, sẽ gây ra đau các khớp đầu gối tê nhức, sưng tấy người ta hay gọi là bong gân đó là triệu chứng giãn dây chằng đầu gối.
Bệnh giãn dây chằng đầu ối có thể chia làm 3 loại:
- Bong gân hoặc giãn dây chằng nhẹ.
- Đứt một phần day chằng.
- Người bệnh bị bong gan nặng và dây chằng bị đứt toàn phần.
Nguyên nhân dẫn đến giãn dây chằng đầu gối là gì?
Theo thống kê, 70% chấn thương khi chơi thể thao như: Cầu lông, bóng chày, bóng đá, tennis.. là nguyên nhân chính dẫn đến giãn dây chằng đầu gối. Bên cạnh đó tai nạn giao thông, khiêng vác các vật nặng, có những tai nạn không đáng có,.. Điều này cũng dẫn đến đầu gối bị tổn thương gây ra bong gân, giãn dây chằng.
Thông thường giãn dây chằng ở giai đoạn đầu chỉ có các biểu hiện nhỏ như có các cơn đau đầu gối nhẹ hay trong quá trình đi lại đầu gối bị tê cứng và hơi khó di chuyển. Những biểu hiện này khá bình thường khiến người khác lầm tưởng đó căn bệnh khớp bình thường do thay đổi thời tiết. Nhưng những biểu hiện này khá quan trọng trong việc nhận biết và điều trị giãn dây chằng. Nếu không kịp thời điều trị cơ đầu gối sẽ bị co thắt lại khiến việc đi lại và sinh hoạt không được thuận tiện. Để kịp thời chữa trị mọi người cần nhận biết các triệu chứng giãn dây chằng đầu gối như sau.
Các bộ phận cấu trúc của đầu gối
Một số dấu hiệu nhận biết triệu chứng giãn dây chằng đầu gối
Mẹo dân gian:
- Chườm đá lạnh ngay sau khi bị chấn thương sưng tấy. Nếu như bị dãn dây chằng nhẹ sẽ phục hồi sau 1 – 2 tháng nhưng thường sẽ bị tái phát, nếu như tập luyện không đúng cách thì sụn chêm sẽ bị sưng to và khó co về như trạng thái bình thường.
- Bài thuốc giảm đau đầu gối: Đâm nhỏ hột cải bẹ trắng, hòa lẫn với giấm rồi đem bóp lên chỗ bị đau. Mỗi ngày làm ba lần sẽ có tác dụng giảm cơn đau đầu gối.
Theo y khoa:
- Trong giai đoạn đầu, người mắc phải bệnh này thường đau nhức đầu gối, cơn đau này chỉ kéo dài vài phút, nhưng nếu không chữa trị cơn đau sẽ ngày càng tăng lên và kéo dài dẫn tới sưng khớp gối. Chính vì vậy mà khả năng vận động cũng sẽ bị ảnh hưởng.
- Sau đó khoảng 2 – 3 tuần thì biểu hiện đau nhức sẽ thuyên giảm. Nhưng phía trước đầu gối sẽ xuất hiện triệu chứng bị teo cứng cơ. Trong trường hợp những cơ tại đầu gối khỏe mạnh thì người bệnh sẽ không bị lỏng các khớp đầu gối, vì những cơ đã bù lại hoàn toàn các chức năng chính của dây chằng. Phần lớn các trường hợp giãn dây chằng đầu gối đều bị lỏng vì mâm chày đã không thể giữ được cố định nên bị trật ra bên ngoài gây đau.
- Nếu người bệnh để quá lâu không chịu điều trị sẽ khiến cho đầu gối bị tổn thương nghiêm trọng do sụn khớp thoái hóa. Khi đó mâm chày bị giật ngày càng nhiều và cơn đau sẽ kéo dài liên tục, thường xuyên đặc biệt là những lúc đi lại, vận động cơ thể.
Nếu gặp phải chấn thương nặng đứt hẳn dây chằng cần phải phẫu thuật và thời gian bình phục khá lâu
- Tại vùng khớp gối thì triệu chứng đứt giây chằng chéo hoặc giãn dây chằng được coi là chấn thương phổ biến ở mọi lứa tuổi, giới tính.
Phải mất bao lâu thì giãn dây chằng đầu gối mới khỏi?
- Các chấn thương nhẹ thì người bệnh chỉ cần nẹp để bất động gối trong thời gian từ 3 – 4 tuần tùy thuộc vào thể trạng của từng người cộng thêm cách tập luyện phục hồi giãn dây chằng đầu gối được bác sĩ hướng dẫn.
- Nếu gặp phải các chấn thương nặng đứt hẳn dây chằng chéo, cần vận động cao thì phải phãu thuật được coi là giải pháp hiệu quả nhất, nhằm tránh thoái hóa gối, đảm bảo các chức năng họt động của dây chằng được duy trì. Việc phẫu thuật sẽ phục hồi từ 1 – 2 tháng nếu thực hiện đúng hướng dẫn bác sĩ.
Các triệu chứng giãn dây chằng đầu gối trên sẽ giúp cho chúng ta nhận biết và có phương pháp chữa trị kịp thời không gây biến chứng về sau.
– Với bài viết triệu chứng giãn dây chằng đầu gối giúp bạn có được các thông tin bổ ích cho việc bảo vệ sức khỏe.