Biện pháp điều trị đau nhức khớp tay chân

Hiện nay, bệnh đau nhức khớp tay chân là biểu hiện phổ biến ở người già và đang có xu hướng trẻ hóa. Đau nhức khớp tay chân không chỉ khiến người bệnh đau nhức khó chịu mà còn gây khó khăn trong quá trình sinh hoạt hàng ngày, làm giảm đi chất lượng cuộc sống. Nếu không kịp thời kiểm soát sẽ gây ra chứng teo cơ, biến dạng khớp, cứng khớp…. Vậy làm thế nào để điều trị đau nhức khớp tay chân và cách phòng ngừa khớp tay chân.

Hiện tượng nhức mỏi khớp tay chân hầu hết tất cả mọi người đều gặp phải

Hiện tượng nhức mỏi khớp tay chân hầu hết tất cả mọi người đều gặp phải

Nguyên nhân đau nhức khớp tay chân

  1. Nguyên nhân về tuổi tác.

Theo thời gian, các cơ quan trong cơ thể phải đối mặt với sự lão hóa, trong đó có các khớp với hai cấu trúc quan trọng là sụn và xương dưới gây bệnh đau nhức xương khớp.

  1. Do thay đổi thời tiết.

Thời tiết thay đổi đột ngột hay là thời tiết chuyển lạnh,là nguyên nhân tất yếu làm cho các khớp tay chân đau nhức. Càng về đêm và rạng sáng, các cơn đau nhức lại càng nguyên trọng.

  1. Đặc thù công việc.

Đối với người làm công việc văn phòng, tài xế, nhân viên thu ngân.. Thì đặc thù công việc của họ là phải ngồi nhiều, ngồi lâu một chỗ hay đứng lâu một chỗ, lười vận động. Đây là các đối tượng có khả năng mắc chứng đau nhức xương khớp: thoái hóa cột sống, thoát vị đĩa đệm…

Các căn bệnh này thường phát hiện càng sớm thì hiệu quả mang lại càng cao. Sau đây là một số triệu chứng bệnh đau nhức xướng khớp tay chân.

Các triệu chứng và phòng ngừa bệnh đau nhức khớp tay chân

Triệu chứng:

  • Mỗi buổi sáng khi thức dậy, người mắc bệnh này sẽ có cảm giác đau nhức xương khớp, ê mỏi toàn thân, phải xoa bóp khoảng 10 – 15 phút mới có thể cử động được. Trong ngày, thỉnh thoảng cơn đau có thể xuất hiện bất ngờ, cảm giác luôn nhức mỏi tay chân không có sức lực.
  • Một số vùng bị viêm có thể xuất hiện cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, có cảm giác đau gắt như bị điện giật. Cơn đau sẽ nhanh chóng kết thúc nhưng sau đó lại kéo dài vài ngày.
  • Khi bạn lao động nặng nhọc, căng thẳng, mệt mỏi hoặc cơ thể bị nhiễm lạnh. Như vậy các vùng xương khớp bị tác động còn có dấu hiệu bị sưng đỏ.

Cảm giá mỏi và đau nhức nặng hơn có thể sưng đỏ khi mắc bệnh đau khớp tay chân

Cảm giá mỏi và đau nhức nặng hơn có thể sưng đỏ khi mắc bệnh đau khớp tay chân

  • Hay đau nhói và khi cử động rất khó chịu.
  • Tay chân dễ bị tê buốt làm cho cữ động của bạn mất linh hoạt.
  • Cơ thể sẽ hay mệt mỏi, sốt cao do khí huyết lưu thông kém.
  • Cứ như thế lâu dài sẽ làm cho cơn đau tăng lên khi vận động và giảm khi nghỉ ngơi.

Phòng ngừa:

  • Tránh ngồi nhiều và đứng quá lâu.
  • Xoa bóp, massage cơ thể nhằm giảm cơn đau nhức tức thời.
  • Nên vận động tay chân, tập các bài thể dục thường xuyên phù hợp với thể trạng.
  • Có một chế độ ăn uống khoa học để kiểm cân nặng, lượng mỡ máu trong cơ thể. Vì béo phì cũng là nguyên nhân quan trọng dẫn đến hay nhức mỏi cơ thể.
  • Chú ý đến việc cung cấp các thực phẩm chứa nhiều vitamin: các loại trái cây tươi, rau xanh, khoáng chất thiết yếu tăng cường sức đề kháng và phòng ngừa viêm nhiễm.
  • Các loại gia vị có tính ẩm như: hành, tỏi, gừng, quế giúp làm nóng cơ thể và bảo vệ khớp khỏi các phản ứng có hại.
  • Các loại ngũ cốc như: gạo lứt, lứa mì, đậu nành giúp cơ thể tăng sức đề kháng, chống oxy hóa và dồi dào canxi giúp xương chắc khỏe.
  • Người mắc chứng bệnh đau nhức nên hạn chế các loại thực phẩm chứa nhiều photpho và chất béo: thịt đã qua chế biến, phủ tạng động vật, đồ ăn chiên,xào..
  • Không ăn các loại thực phẩm như: chuối tiêu, các loại cà ( cà pháo, cà chua), canh cua và thịt chó.

Cách thức điều trị đau nhức xương khớp tay chân

Hiện nay để điều trị đau nhức khớp tay chân người ta thường áp dụng hai phương thức như sau:

  1. Chữa đau nhức xương khớp bằng các bài thuốc dân gian( Đông Y).

Có thể điều trị bệnh bằng một số bài thuốc dân gian đơn giản

Có thể điều trị bệnh bằng một số bài thuốc dân gian đơn giản

Bài thuốc 1: Điều trị đau nhức xương khớp tay chân từ Ngải Cứu.

Điều trị đau nhức khớp tay chân bằng lá ngải cứu: Lấy lá ngải cứu rửa sạch, cho muối và đổ vào nồi nước nóng, sau đó đắp vào các khớp đang bị đau nhức, sưng. Làm giảm cơn đau, khớp sẽ bớt sưng. Nếu những người lớn tuổi, bị bệnh béo phì có thể dùng cách này chườm lên khớp hàng ngày sẽ có tác dụng phòng bệnh.

Bài thuốc 2: Dùng lá lốt chữa đau nhức xương khớp khi trời trở lạnh.

Lấy 5 – 10g lá lốt phới khô, sắc hai bát nước còn ½ bát, uống trong ngày. Nên uống khi còn ấm và uống sau bữa ăn tối. Mỗi liệu trình điều trị đau nhức khớp tay chân liên tục trong 10 ngày.

Bài thuốc 3: Dùng bột quế và mật ong chữa viêm khớp mãn tính.

Mỗi lần uống một cốc nước nóng với hai thìa mật ong và một muỗng nhỏ bột quế. Chia làm hai lần uống mỗi ngày.

  1. Chữa đau nhức xương khớp theo khoa học.
  • Thông thường nếu bị đau nhẹ và thỉnh thoảng thì có thể dùng các loại thuốc giảm đau. Nhưng nó chỉ có thể chữa bệnh tức thì và nếu dùng thuốc lâu dài có thể dẫn đến hiện tượng nhờn thuốc phải tăng liều lượng mới có tác dụng.
  • Phẫu thuật: đây là cách điều trị đau nhức khớp tay chân khá hiệu quả. Nhưng đối với người cao tuổi không nên sử dụng vì khả năng phục hồi sẽ rất lâu. Thậm chí còn gây ra các biến chứng khác.

Trên thế giới 90% người mắc căn bệnh này do nhiều nguyên nhân, không những mắc phải ở những người lớn tuổi mà còn đối với người trẻ tuổi. Do có sự chủ quan và nhiều người chưa thực sự quan tâm đến việc điều trị đau nhức khớp tay chân. Họ coi đó là căn bệnh khá bình thường và không có gì nguy hại, đó là nhận thức sai lầm. Bài viết trên đã giải quyết rõ nguyên nhân, hậu quả của căn bệnh và cách điều trị đau nhức khớp tay chân.

You May Also Like

About the Author: admin

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *