Đau chân không rõ nguyên nhân là một tình trạng ít gặp ở trẻ. Nếu bạn gặp phải tình trạng bé bị đau chân không rõ nguyên nhân nên làm gì? Hãy cùng bài viết này tìm hiểu về triệu chứng không rõ nguyên nhân này nhé.
Có đôi lúc những va chạm bên ngoài sẽ khiến đôi chân bé bị đau
Những triệu chứng khi bé bị đau chân
Những lí do khi bé va đập đâu đó mà không nhớ, thường thì cơn đau chỉ xảy ra ngắn nhưng nếu cơn đau của bé cứ kéo dài thì bạn cần nên để ý một số hiện tượng như sau:
- Việc đau chân của bé sẽ không đau mỗi ngày nhưng cứ cách vài tuần hoặc vài tháng lại tái phát. Thậm chí các cơn đau dần tăng lên nhiều hơn.
- Những cơn đau chân thường xảy ra vào buổi chiều, tối, trước giờ ăn tối hoặc rước lúc bạn đi ngủ. Nếu nặng nó còn có thể làm bé thức giấc vào lúc nữa đêm.
- Khi đau chân thong thường bé sẽ bị đau ở cẳng chân, sau đó nó tiến dần lên phía đùi, bắp chân, đầu gối và đau cả 2 chân.
- Khi bé có những cơn đau, bé thường xuyên bị mất ngủ, khóc nấc vì đau, có nhiều trường hợp có thể sốt cao kéo dài, chảy máu mũi hoặc sưng khớp gối,…
- Các nghiên cứu cho thấy, bé bị đau chân thường rất hay nhạy cảm với những cơn đau khác như đau đầu, đau bụng.
- Theo ước tính có đến 40% trẻ mắc phải hội chứng đau phát triển này. Hiện tượng đau của bé gần giống như đau khi chuột rút và đau cả ở hai chân.
Tại sao bé bị đau chân không rõ nguyên nhân?
Khi bé bị đau nhức chân không thì các bà mẹ có thể tham khảo một số nguyên nhân sau:
Ở độ tuổi của các bé, vì ham chơi nên sẽ không tránh khỏi những vết thương ở chân
- Ở độ tuổi của trẻ em, không thể nào tránh khỏi việc hiếu động và ham chơi, vì vậy có thể lí giải được rằng đôi khi cũng có những lí do khiến chân bé có những vết thương.
- Tùy theo mức độ chấn thương mà trẻ có thể bị đau nặng hay nhẹ. Có nhiều chấn thương khi va đập không gây ra chảy máu hay vết xước. Nhưng nó lại gây ra đau nhức sau khi bé đã hoạt động quá nhiều.
- Những cơn đau chân nhiều lúc chỉ là đau nhức cơ bắp thông thường do hoạt động của bé đã vượt quá mức trong ngày.
- Do sự phát triển về chiều cao của trẻ rất nhanh trong khi hệ cơ thường phát triển chậm hơn, điều này sẽ khiến dây chằng bị kéo quá mức, dễ gây đau nhức và khó chịu cho bé.
- Khi bé mắc một số bệnh lí ở chân như viêm đa khớp cấp tính, rối loạn miễn dịch,viêm đa khớp chậu, trật khớp,… cũng có thể gây nên đau nhức chân.
- Một nguyên nhân đó nửa là do bé đang thiếu dinh dưỡng để giúp xương chắc khỏe như canxi, vitamin D,…
Phải làm gì khi bé bị đau chân
Khi bé bị đau chân, bạn cần phải làm gì để bé có thể giảm đị cơn đau nhức đó:
- Nên xoa bóp chân, massage chân khi cơn đau nhức của bé xuất hiện.
- Những ông bố, bà mẹ nên tập cho con mình những bài tập căng cơ để bé có thể tự xử lí nếu không có ai ở bên.
Các mẹ nên xoa bóp chân, massage chân sẽ làm giảm cơn đau nhức của bé
- Khi bé bị đau chân nên đặt một miếng vải ấm lên bắp chân để thư giãn. Không nên để nóng quá tránh trường hợp bé sẽ bị bỏng.
- Nếu bé vẫn tiếp tục đau mà không thuyên giảm bố mẹ cần dưa bé đến những trung tâm y tế gần nhất.
- Để có thể khắc phục được tình trạng này của bé mẹ cần bổ sung thêm canxi, vitamin D có trong các loại rau, quả, sữa,…
- Tùy theo độ tuổi mà có thể bổ sung lượng canxi như sau: 0 – 6 tuổi cần 200mg, 7 – 12 tuổi cần 260mg, 1 – 3 tuổi 700mg, 4 – 8 tuổi 1000mg, 9 – 13 tuổi 1300mg.
Việc đau nhức ở bé nếu không được điều trị sớm sẽ ất dễ gây biến chứng về sau, nó có thể ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ. Vì vậy, khi bạn thấy bé bị đau chân không rõ nguyên nhân cần tham khảo một số nguyên nhân sau để kịp thời xử lí nhé.